Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Học Kế toán bắt đầu từ đâu?

Xin hỏi học kế toán bắt đầu từ đâu ?

Nguyên văn bởi kimitraining
Đầu tiên bạn sẽ học Nguyên lý Kế toán => Học Thực hành Kế toán Tổng hợp, để biết cách ghi chép các loại chứng từ, sổ sách, lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính,... làm các công việc của một nhân viên kế toán tổng hợp.
Sau đó sau khi đi làm, ở Công ty bạn sử dụng phần mềm Kế toán nào thì bạn sẽ đi học phần mềm Kế toán đó.
Chúc bạn sớm thành công!

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Quyết toán Thuế 2.0

Tải Tài liệu HTKK 2.5.4 Tại đây hoặc tại đây nè!
Tải Quyết toán Thuế TNCN 2.0 mới nhất tại đây nè!
Liên hệ Kimi Training để học HTKK 2.5.4 mới nhất:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐÀO TẠO NGHỀ THỰC HÀNH KIMI
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tư vấn viên: Mr. Tạo – 0943.900.200 / Ms. Nga - 0984.417.791
Yahoo: kimitraining01 / kimitraining02 / kimitraining03
Email:  kimitraining@gmail.com
Website: http://kimi.com.vn / http://daotaoketoan.info
Kimi Training trân trọng giới thiệu!
“Sự thành thạo trong Nghề nghiệp của bạn là niềm hạnh phúc của chúng tôi!”

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Hướng dẫn chọn khóa học Kế toán

Hướng dẫn chọn khóa học Kế toán.
Hôm nay, mình xin gợi ý cho các bạn để có sự lựa chọn Khóa học Kế toán ưng ý nhất :)

1.     Nếu bạn chưa bao giờ học kế toán, nay muốn học, để quản lý doanh nghiệp của bạn, bạn nên tham khảo khóa “Nguyên lý kế toán“, 6 buổi + “Kế toán - Tài chính cho Nhà Quản trị“, 3 buổi.
2.     Nếu bạn chưa bao giờ học kế toán, nay muốn học, để làm cho doanh nghiệp của gia đình, bạn nên theo khoá “Nguyên lý kế toán “, 6 buổi + khoá “Thực hành Kế toán Tổng hợp“, 25 buổi.
3.     Nếu bạn đã học về kế toán trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, nay muốn học, để có thể tự thực hiện trọn vẹn các công việc về Kế toán thuế, Kế toán Tổng hợp của một doanh nghiệp, để dễ tìm được việc làm, bạn nên chọn khóa “ Thực hành Kế toán Tổng hợp“, 25 buổi. Sau đó, bạn có thể lựa chọn tiếp khóa “Thực hành Kế toán máy“, 12 buổi. Ngoài ra các bạn có thể học thêm khóa “Kế toán – Tài chính cho “Nhà Quản trị, 3 buổi.
4.     Nếu bạn đã làm kế toán doanh nghiệp nhưng chỉ làm Kế toán chi tiết mà chưa làm Kế toán Tổng hợp, bạn nên chọn khóa “Thực hành Kế toán Tổng hợp“, 25 buổi.
5.     Nếu bạn cảm thấy chưa sử dụng thành thạo tin học văn phòng và khai thác tài nguyên Internet, bạn nên lựa chọn khóa “Tin học Văn phòng“, 30 buổi.
6.      Nếu bạn đã học về kế toán trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, nay muốn làm Báo cáo thực tập, tham khảo các Quy định, nghị định, Thông tư mới về Kế toán, các phần mềm hỗ trợ của BTC miễn phí, bạn tham khảo khóa “Thực tập Kế toán” – Công ty Hỗ trợ hoàn toàn Miễn phí
7.     Nếu bạn đã học xong THPT, hoặc đang học các chuyên ngành khác , nay muốn học làm Nghề Kế toán chuyên nghiệp, bạn nên tham khảo khóa học ”Đào tạo Nghề Kế toán“, 3 tháng.
8. Nếu bạn muốn học để làm Kế toán Xây dựng, bạn tham khảo khóa học Kế toán Xây dựng, 12 buổi, học phí 1.900.000 đồng.

Khi các bạn cần tư vấn giúp đỡ hay có ý kiến đóng góp để Kimi Training ngày một hoàn thiện hơn; xin vui lòng gọi điện, Yahoo, gửi E-mail hoặc đến trực tiếp Công ty của chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐÀO TẠO NGHỀ THỰC HÀNH KIMI
Địa chỉ: 95 Trung Liệt – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 04.6295 6186 – 04.6327 5961
Quản lý: Ms. Thủy - 0943.900.777
Tư vấn viên: Mr. Tạo – 0943.900.200 / Mr. Tùng - 0984.417.791
Yahoo: kimitraining01 / kimitraining02 / kimitraining03
Email: kimitraining@gmail.com
Website: http://kimi.com.vn / http://daotaoketoan.info
Kimi Training Cam kết mang đến cho bạn sự “Thành thạo để tiết kiệm thời gian”
Kính chúc Quý khách hàng và các bạn học viên cùng gia đình một năm mới Dồi dào Sức khỏe – Hạnh phúc– Thành công!
Kimi Training trân trọng thông báo!
Bản đồ đến Kimi Training:
Nếu không xem được vui lòng Kick chuột Vào đây.
 

Tags: kế toán, ke toan,

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

Mẫu sổ sách theo QD 48- File kế toán excel

Mẫu sổ sách theo QD 48- File kế toán excel

File kế toán bằng excel
File Kèm Theo

Học Kế toán Excel
Hoc ke toan Excel

File excel NKC và NKSC theo quyết định 48

File excel NKC và NKSC theo quyết định 48

Chào các bạn !
Vừa qua, nhiều bạn hỏi xin file kế toan NKC, nay mình chỉnh sửa lại gửi lên ở box sổ sách để cac bạn để nhìn thấy.


File mới chính sửa ngày 07/09.
Các bạn tham khảo nhé
http://webketoan.net/uploadfiles/3qtldg0hbev4gyg.rar

Theo yêu cầu của các thành viên, mình hướng dẫn sơ bộ cách sử dụng các file excel do mnh gửi như sau :
I. Khai báo số dư:
1 Số dư TK : Vào sheet CDPS
2.Số dư công nợ : vào sheet THNo
3.Chi phí sxdd : vào sheet tonghopZ
II. Số phát sinh:
Nguyên tắc là sử dụng TK cấp nhổ nhất trong bảng CDPS để định khoản, ví dụ : bạn chọn 5111, 5112,,, chứ không phải 511
TK 3331: chọn 33312, 33311 chứ không phải 3331

Vào sheet PHATSINH
1. Cách đặt số ctu:
- Thu: nếu 1 Nợ / 2 Có: ghi thành 2 dòng, có số ctừ, PT ( hoặc T...), ngày giống nhau
- Chi: nếu 1 Có:/ 2 Nợ : ghi thành 2 dòng, có số ctừ, PC( hoặc C...), ngày giống nhau
- Hóa đơn đầu vào, đầu ra chưa thành toán: Ghi số hóa đơn
- Đối với phiếu xuất hàng bán, ghi hóa đơn, doanh thu, thuế GTGT 2 dòng, còn giá vốn xuất PX...

2.In phiếu thu, phiếu chi : vào sheet inthu, inchi để chọn in
3. Cách đặt mã công nợ
- muốn thêm khách hàng, nhà cung cấp, nviên tạm ứng vào sheet THno, đặt mã.
- Khi nhập ở sheet PHATSINH liên quan công nợ thì chọn cột MãCnơ để chọn mã KH, NCC liên quan
4. Mã chi phí : tương tư
5. Mã lưu chuyển tiền tệ: Hiện dang muợn cột Có của Mã chi phí , các bạn có thể thêm cột khác và sửa công thức
Mã LCTT tham thảo ở phần cuối của mã chi phí Z, hoặc phần hướng dẫn họcnhanh.
6. Xem công nợ
Tổng hợp:
Vào sheet TH nợ, chọn tài khoản
Chi tiết Nợ:
Vào sheet chi tiết Nợ, chọn mã KH, ở ô màu xanh

7 Kiềm tra công việc:
- Số phát sinh TH : Thỉnh thoàng các bạn xem CDPS xem có sai lệch số phát sinh không. Nếu Có, bạn xem lại phần Phát sinh định khoản sai tài khoản.
- Chi tiết Nợ : nếu có sai lệch là do định khoản mà không chọn mã công nợ

8. Mã chi phí bị loại : khi nào có định khoản liên quan đến khoản chi phí bị loại : không có hóa đơn chứng từ, chi nộp phạt vi phạm hành chính, truy thu,....kế toán chọn mã.

9. Mã chi phí sản xuất theo yếu tố:
Chi phí sản xuất kinh doanh nằm rải rác ở nhiều TK : 154, 142, 242, 642, 641,... trong khi trong Bảng Thuyết minh BCTC lại yêu cầu cộng, vì vậy khi có hạch toán chi phí liên quan yếu tố nào thì chọn mã yếu tố để chương trình cộng số liệu vào Bảng TM BCTC

10. File kèm theo trên khi sử dụng hình thức NHẬT KÝ SỔ CÁI thì:
- Không chọn in sheet SỔ CÁI và sheet NKC, người dùng có thể xóa bỏ hoặc để tham khảo
- Ẩn các cột không cần thiết, trong file, dòng cuối ờ sheet phat sinh có đánh dấu "x" là các cột để lại và in NKSC

Lưu ý : Trong phần Sổ cái trong mẫu sổ NKSC nhiều cột của nhiều TK. Trong file ở sheet phát sinh) chỉ để lại 8 cột cho 4 tài khoản: vì đã số chúng ta dùng, in từ giấy A4, vì vậy khi cần xem TK nào, chúng ta chỉ việc gõ số TK vào ở 1 trong 4 tài khoản để xem số liệu của TK đó. Khi in, chúng ta lần lượt nhập 4 tài khoản cấn in, in xong nhập 4 tài khoản khác, như vậy cho đến khi in hết các TK có số liệu trong Bàng CDPS. (Phần này mình gửi lên diễn đàn rất lâu, nhiều bạn tải về, biết xử lý dùng, một số bạn cũng chưa hiều, tưởng đâu chương trình bị thiếu.)

Một số hạn chế :
- Chưa tách được nợ dài hạn và ngắn hạn trong số nợ 1 tài khoản
- Chi phí quảng cáo, khuyến mãi, tiếp tân,...; lãi vay vượt mức qui định chưa tự động tính được mà phải cần sự can thiệp chủ quan của người dùng.
- Phần thuyết minh BCTC chưa ổn (chờ có thay đổi gì từ BTC không).

Hy vọng đậy là file hữu ích cho nhiều bạn đang áp dụng kế toán excel theo quyết định 48 cho cả 2 hình thức NKC và NKSC.

Rất mong nhận được góp ý của các bạn.

Bài liên quan

Qui định chung về ghi sổ kế tóan, sửa sổ Kế tóan

Kimi Training xin được đưa ra một số gợi ý như sau:
1.     Nếu bạn chưa bao giờ học về kế toán, nay muốn học, để quản lý doanh nghiệp của bạn, bạn nên tham khảo khóa “Nguyên lý kế toán“, 6 buổi + “Kế toán - Tài chính cho Nhà Quản trị“, 3 buổi.
2.     Nếu bạn chưa bao giờ học kế toán, nay muốn học, để làm cho doanh nghiệp của gia đình, bạn nên theo khoá “Nguyên lý kế toán “, 6 buổi + khoá “Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp“, 25 buổi.
3.     Nếu bạn đã học về kế toán trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, nay muốn học, để có thể tự thực hiện trọn vẹn các công việc về Kế toán thuế, Kế toán Tổng hợp của một doanh nghiệp, để dễ tìm được việc làm, bạn nên chọn khóa “ Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp“, 25 buổi. Sau đó, bạn có thể lựa chọn tiếp khóa “Thực hành Phần mềm Kế toán máy“, 12 buổi. Ngoài ra các bạn có thể học thêm khóa “Kế toán – Tài chính cho “Nhà Quản trị, 3 buổi.
4.     Nếu bạn đã làm kế toán doanh nghiệp nhưng chỉ làm Kế toán chi tiết mà chưa làm Kế toán Tổng hợp, bạn nên chọn khóa “Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp“, 25 buổi.
5.     Nếu bạn cảm thấy chưa sử dụng thành thạo tin học văn phòng và khai thác tài nguyên Internet, bạn nên lựa chọn khóa “Tin học Văn phòng“, 30 buổi.
6.      Nếu bạn đã học về kế toán trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, nay muốn làm Báo cáo thực tập, tham khảo các Quy định, nghị định, Thông tư  mới về Kế toán, các phần mềm hỗ trợ của BTC miễn phí, bạn tham khảo khóa “Thực tập Kế toán tại Kimi Training” – Công ty Hỗ trợ hoàn toàn Miễn phí
7.     Nếu bạn đã học xong THPT, hoặc đang học các chuyên ngành khác , nay muốn học làm Nghề Kế toán chuyên nghiệp, bạn nên tham khảo khóa học ”Đào tạo Nghề Kế toán“, 3 tháng.

Tham khảo:
- Ghi sổ Kế toán
- Học Kế toán Thực hành
- Thực hành Kế toán
- Thuc hanh ke toan
- Khóa học Kế toán Xây dựng
- Học Kế toán Thuế

Qui định chung về ghi sổ kế tóan, sửa sổ

Qui định chung về ghi sổ kế tóan, sửa sổ:
QUY ĐỊNH CHUNG
1- Sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và Chế độ kế toán này.
2/ Các loại sổ kế toán
Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái.
Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết.
2.1. Sổ kế toán tổng hợp
1/ Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp.
Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
2/ Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.
2.2 Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái.
Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.

3. Hệ thống sổ kế toán
Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại doanh nghiệp và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết.

4. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán
Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ.
Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận.

5 Ghi sổ kế toán bằng tay hoặc bằng máy vi tính
Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính.
Trường hợp ghi sổ bằng tay phải theo một trong các hình thức kế toán và mẫu sổ kế toán theo quy định tại Mục II- “Các hình thức kế toán”. Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị.
Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì doanh nghiệp được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng hình thức kế toán trên máy vi tính cho phù hợp. Hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng tại doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của Chế độ sổ kế toán.
- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và quy định tại Chế độ kế toán này.
- Doanh nghiệp phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của doanh nghiệp.


6/ Mở và ghi sổ kế toán
6.1- Mở sổ
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán ghi bằng tay trước khi sử dụng, hoặc ký duyệt vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ máy vi tính.
Sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn, có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ.
Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
Đối với sổ kế toán dạng quyển:
Trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác
Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
Đối với sổ tờ rời:
Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.

6.2- Ghi sổ
Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.

6.3- Khoá sổ
Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7/ Sửa chữa sổ kế toán
7.1- Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:
(1)- Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.

(2)- Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
(3)- Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.

7.2- Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính
(1)- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;
(2)- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
(3)- Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.

7.3- Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận c  hính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.

8/ Điều chỉnh sổ kế toán
Trường hợp doanh nghiệp phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan.

9/ Các hình thức sổ kế toán
(1)- Doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.
(2)- Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán.

Hướng dẫn ghi sổ Nhat ky-So cai

Hướng dẫn ghi sổ NK-SC

Cách ghi sổ theo hình thức NK-SC

Hình thức kế tóan NK-SC
1. Đặc trưng cơ bản của hình thức NK-SC :
Sổ thẻ kế Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp chi chép theo trình tự thời gian trên cùng một quyển sổ kế tóan tổng hợp duy nhất là sổ Nhật Ký- Sổ cái
Hình thúc Nhật ký - Sổ Cái có các sổ sau:
- Nhật ký - Sổ Cái
- Các sổ kế tóan chi tiết

2. Trình tự ghi sổ :
Hàng ngày, kế tóa n căn cứ vào các Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng lọai đã được kiểm tra và dùng làm căn cứ ghi sổ, Trước hết xác định tài khỏan ghi Nợ, tài khỏan ghi Có để ghi vào Sổ Nhật Ký- Sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ được ghi trên 1 dòng ở cả 2 phần : Phần Nhật Ký và phần Sổ cái.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.

(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tổng số tiền của cột “Phát sinh” ở phần Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản = Tổng số phát sinh Có của tất cả các Tài khoản
Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản
(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.

Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Kimi Training xin được đưa ra một số gợi ý như sau:
1.     Nếu bạn chưa bao giờ học về kế toán, nay muốn học, để quản lý doanh nghiệp của bạn, bạn nên tham khảo khóa “Nguyên lý kế toán“, 6 buổi + “Kế toán - Tài chính cho Nhà Quản trị“, 3 buổi.
2.     Nếu bạn chưa bao giờ học kế toán, nay muốn học, để làm cho doanh nghiệp của gia đình, bạn nên theo khoá “Nguyên lý kế toán “, 6 buổi + khoá “Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp“, 25 buổi.
3.     Nếu bạn đã học về kế toán trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, nay muốn học, để có thể tự thực hiện trọn vẹn các công việc về Kế toán thuế, Kế toán Tổng hợp của một doanh nghiệp, để dễ tìm được việc làm, bạn nên chọn khóa “ Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp“, 25 buổi. Sau đó, bạn có thể lựa chọn tiếp khóa “Thực hành Phần mềm Kế toán máy“, 12 buổi. Ngoài ra các bạn có thể học thêm khóa “Kế toán – Tài chính cho “Nhà Quản trị, 3 buổi.
4.     Nếu bạn đã làm kế toán doanh nghiệp nhưng chỉ làm Kế toán chi tiết mà chưa làm Kế toán Tổng hợp, bạn nên chọn khóa “Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp“, 25 buổi.
5.     Nếu bạn cảm thấy chưa sử dụng thành thạo tin học văn phòng và khai thác tài nguyên Internet, bạn nên lựa chọn khóa “Tin học Văn phòng“, 30 buổi.
6.      Nếu bạn đã học về kế toán trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, nay muốn làm Báo cáo thực tập, tham khảo các Quy định, nghị định, Thông tư  mới về Kế toán, các phần mềm hỗ trợ của BTC miễn phí, bạn tham khảo khóa “Thực tập Kế toán tại Kimi Training” – Công ty Hỗ trợ hoàn toàn Miễn phí
7.     Nếu bạn đã học xong THPT, hoặc đang học các chuyên ngành khác , nay muốn học làm Nghề Kế toán chuyên nghiệp, bạn nên tham khảo khóa học ”Đào tạo Nghề Kế toán“, 3 tháng.

Nguyên tắc chung cho việc nghi chép kế toán - Theo Webketoan

Nguyên tắc chung cho việc nghi chép kế toán

1. Nguyên tắc tác động kép (nguyên tắc ghi chép ) :
Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến tài sản của doanh nghiệp thì bao giờ cũng tác động đến ít nhất 2 đối tượng kế toán cụ thể (2 tài khoản kế toán) do đó phải được ghi vào ít nhất 2 tài khoản kế toán phản ánh đối tượng kế toán cụ thể đó.
Bất kỳ một nghiệp vụ kinh tế tài chính nào phát sinh tác động đến tài sản (vốn và nguồn vốn kinh doanh) ở doanh nghiệp đều được ghi Nợ vào tài khoản này, ghi có vào một hoặc nhiều tài khoản khác và ngược lại.
2. Nguyên tác ghi đúng ngày:
Theo nguyên tắc này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ngày nào thì phải ghi chép vào sổ sách kế toán đúng vào ngày nghiệp vụ kinh tế đó phát sinh. Đó là ngày mà các tác động sinh ra, doanh nghiệp bắt đầu có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh.
3. Nguyên tắc ghi đơn:
Đó là việc ghi chép một cách độc lập. Nguyên tắc này chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản chi tiết (đó là ghi cụ thể hoá số liệu đã ghi vào tài khoản tổng hợp - tài khoản cấp I).
- Ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản ngoài bảng.
B - Các nguyên tắc kế toán chung cho việc lập báo cáo :
1. Nguyên tắc tập hợp thông tin theo mỗi đơn vị kế toán
Phương trình toán cơ bản :
Tổng tài sản = (Nợ phải trả) + (nguồn vốn của chủ sở hữu)
phản ánh quan niệm về thực thể kế toán vì những yếu tố của phương trình liên quan đến một thực thể mà hoạt động kinh tế của nó được báo cáo trong báo cáo tài chính. Sẽ là vô nghĩa nếu như trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ ghi chép, phản ánh chi phí của một phân xưởng trực thuộc.
2. Nguyên tắc sử dụng thước đo tiền tệ
Nguyên tắc sử dụng thước đo tiền tệ có nghĩa là tiền được sử dụng như một đơn vị đo lường cơ bản trong báo cáo tài chính.
Khi tôn trọng nguyên tắc này, các cán bộ kế toán có thể phối hợp các tiêu chuẩn của tiền để đánh giá các nghiệp vụ kinh tế xảy ra vào những thời điểm khác nhau trong một thời gian hoạt động của thực thể kế toán.
3. Nguyên tắc giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục
Theo nguyên tắc này kế toán không báo cáo tài sản của doanh nghiệp sẽ được bán theo giá nào khi mà nó ngừng hoạt động.
4. Nguyên tắc thời gian
Theo nguyên tắc này kế toán phải phân chia thời gian hoạt động của doanh nghiệp thành nhiều đoạn như từng năm hoặc từng quí để đánh giá tình hình hoạt động và những thay đổi về kinh tế của doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian.
5. Nguyên tắc khách quan
"khách quan" được hiểu là không thiên vị, việc ghi chép, kế toán phải được chứng mình bằng chứng từ, hoá đơn hợp lệ.
Tính khách quan trong kế toán xuất phát từ yêu cầu số liệu kế toán phải đạt độ tin cậy cao, phục vụ hữu ích cho việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin.
6. Nguyên tắc thực hiện
Nguyên tắc này xuất phát từ thuật ngữ "nghiệp vụ" chỉ một hành động đã hoàn thành chứ không phải một hành động dự kiến hoặc có thể xảy ra trong tương lai, thực hiện nguyên tắc này, kế toán phải xác định các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra, có những bằng chứng khách quan thừa nhận nó đã phát sinh.
7. Nguyên tắc nhất quán
Nguyên tắc nhất quán bao hàm ý nghĩa là một phương pháp kế toán một khi đã được chấp nhận thì không nên thay đổi theo từng thời kỳ.
8. Nguyên tắc công khai
Thực hiện nguyên tắc này có nghĩa là tất cả các tư liệu và sự việc có liên quan đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp phải được thông báo công khai cho người sử dụng thông tin.
9. Nguyên tắc thận trọng
Đây là nguyên tắc chỉ đạo trong việc giải quyết những vấn đề không chắc chắn, vận dụng nguyên tắc này có tác dụng khi cần phải đánh giá và ước tính, nó được thể hiện trong việc thiết lập các khoản dự phòng.
Việc xây dựng hệ thống chế độ kế toán ở Việt Nam hiện nay với phương châm dễ làm, dễ hiểu, minh bạch, công khai, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát
1. Nguyên lý Kế toán (6 buổi), học phí 590.000đ.
2. Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp (25 buổi), học phí 1.450.000đ. (Khóa học đã bao gồm Khóa học Kế toán ExcelKế toán Thuế)
3. Kế toán Excel Tổng hợp(6 buổi), học phí 590.000đ.
4. Thực hành Phần mềm Kế toán máy Fast (12 buổi), học phí 490.000đ.
5. Tin học Văn phòng (30 buổi), học phí 590.000đ.
6. Kế toán – Tài chính cho “Nhà Quản trị” (3 buổi), học phí 800.000 đồng
7. Khóa học Kế toán Thuế Tổng hợp (6 buổi, học phí 590.000 đồng)
8. Hỗ trợ Thực tập viên Kế toán dành cho các bạn Sinh viên – Miễn phí
Hướng dẫn làm kế toán trên số liệu của Cty mà bạn đang làm việc
9. Đào tạo Nghề Kế toán – Khóa học xong đi làm ngay trọn gói (3 tháng), học phí 2.500.000đ.

Theo Webketoan.com

File CTGS theo quyết định 48 trên Excel

File CTGS theo quyết định 48 trên excel

Chào các bạn!
Gửi các bạn file kế toán theo quyêt định 48 hình thức CTGS.
Với file excel này chỉ mới tạm bán tự động, các bạn phải lập CTGS, sau đó nhập tổng cộng số tiền theo nội dung định khoản vào file. File sẽ giúp làm sổ cái, sổ Đăng ký CTGS. Dù chưa hoàn chỉnh nhưng hy vọng sẽ giúp được các bạn.

http://www.webketoan.net/uploadfiles...ijthizichj.rar
Tham khao:
1. Nguyên lý Kế toán (6 buổi), học phí 590.000đ.
2. Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp (25 buổi), học phí 1.450.000đ. (Khóa học đã bao gồm Khóa học Kế toán ExcelKế toán Thuế)
3. Kế toán Excel Tổng hợp(6 buổi), học phí 590.000đ.
4. Thực hành Phần mềm Kế toán máy Fast (12 buổi), học phí 490.000đ.
5. Tin học Văn phòng (30 buổi), học phí 590.000đ.
6. Kế toán – Tài chính cho “Nhà Quản trị” (3 buổi), học phí 800.000 đồng
7. Khóa học Kế toán Thuế Tổng hợp (6 buổi, học phí 590.000 đồng)
8. Hỗ trợ Thực tập viên Kế toán dành cho các bạn Sinh viên – Miễn phí
Hướng dẫn làm kế toán trên số liệu của Cty mà bạn đang làm việc
9. Đào tạo Nghề Kế toán – Khóa học xong đi làm ngay trọn gói (3 tháng), học phí 2.500.000đ.

File NKSC theo quyết định 48 trên excel

File NKSC theo quyết định 48 trên excel

Chào các bạn !
Mình sửa 1 file của hình thức NKC sang hình thức NKSC, các bạn tham khảo.

http://www.webketoan.net/uploadfiles...w8t3g0wc1b.rar

Sau khi chọn để in phần sổ cái, bạn chọn tài khoản khác để in tiếp, vì vậy trên máy không cần thiết phải trải dài, ghi đủ các tài khoản sử dụng. Nếu bạn muốn xem đầy đủ thì cứ việc copy, thêm cột sổ cái.

1. Nguyên lý Kế toán (6 buổi), học phí 590.000đ.
2. Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp (25 buổi), học phí 1.450.000đ. (Khóa học đã bao gồm Khóa học Kế toán ExcelKế toán Thuế)
3. Kế toán Excel Tổng hợp(6 buổi), học phí 590.000đ.
4. Thực hành Phần mềm Kế toán máy Fast (12 buổi), học phí 490.000đ.
5. Tin học Văn phòng (30 buổi), học phí 590.000đ.
6. Kế toán – Tài chính cho “Nhà Quản trị” (3 buổi), học phí 800.000 đồng
7. Khóa học Kế toán Thuế Tổng hợp (6 buổi, học phí 590.000 đồng)
8. Hỗ trợ Thực tập viên Kế toán dành cho các bạn Sinh viên – Miễn phí
Hướng dẫn làm kế toán trên số liệu của Cty mà bạn đang làm việc
9. Đào tạo Nghề Kế toán – Khóa học xong đi làm ngay trọn gói (3 tháng), học phí 2.500.000đ.

Các file excel sổ sách kế toán

  Các file excel sổ sách kế toán.

1. NKC_ NKSC theo quyết định 15, đã cập nhật thông tư 244:
Download: SosachKT_QD15_TT244.rar

2. File Nhập Xuất Tồn; Công Nợ phải thu phải trả, Doanh thu, giá vốn
Download: NXT_CongNo_DoanhThu.rar

Thông tư 244/2009/TT-BTC ban hành làm cho các file sổ sách kế toán excel trước cần được bổ sung, cập nhật kịp thời. Mặt khác do yêu cầu tự động hóa trong việc xác định thuế TNDN tạm tính và quyết toán thuế, mình đã sửa, nâng cấp file cũ thành file mới, file này dùng cho cả hình thức
- NHẬT KÝ CHUNG
- NHẬT KÝ SỔ CÁI

Có những tính năng như sau :

- Cho phép tách chi tiết công nợ phải thu, phải trả để ghi vào các chỉ tiêu nợ trong Bảng Cân đối kế toán
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí phục vụ tính gía thành
- Lập báo cáo Lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp khi chọn mã LCTT
- Chọn mã chi phí không được trừ khi xác định chi phí tính thuế TNDN bằng cách chọn mã ( mã này được lấy theo các mã trong Mẫu 01-3TNDN theo thông tư 60 và trên các Phần mềm HTKK)
- Xác định chi phí theo yếu tố trong Bảng thuyết minh BCTC


Hướng dẫn sơ bộ cách sử dụng các file excel trên như sau :
I. Khai báo số dư:
1 Số dư TK : Vào sheet CDPS
2.Số dư công nợ : vào sheet THNo
3.Chi phí sxdd : vào sheet tonghopZ
II. Số phát sinh:
Nguyên tắc là sử dụng TK cấp nhổ nhất trong bảng CDPS để định khoản, ví dụ : bạn chọn 5111, 5112,,, chứ không phải 511
TK 3331: chọn 33312, 33311 chứ không phải 3331

1. Cách đặt số ctu:
- Thu: nếu 1 Nợ / 2 Có: ghi thành 2 dòng, có số ctừ, PT ( hoặc T...), ngày giống nhau
- Chi: nếu 1 Có:/ 2 Nợ : ghi thành 2 dòng, có số ctừ, PC( hoặc C...), ngày giống nhau
- Hóa đơn đầu vào, đầu ra chưa thành toán: Ghi số hóa đơn
- Đối với phiếu xuất hàng bán, ghi hóa đơn, doanh thu, thuế GTGT 2 dòng, còn giá vốn xuất PX...

2.In phiếu thu, phiếu chi : vào sheet inthu, inchi để chọn in

3. Cách đặt mã công nợ
- muốn thêm khách hàng, nhà cung cấp, nviên tạm ứng vào sheet THno, đặt mã.
- Khi nhập ở sheet PHATSINH liên quan công nợ thì chọn cột MãCnơ để chọn mã KH, NCC liên quan
4. Mã chi phí : tương tư
5. Mã lưu chuyển tiền tệ:
Các mã LCTT theo PP trực tiếp có sẵng trong mẫu của BTC, trong file cũng đã có sẵn mã, khi nào có thu, chi liên quan vốn bằng tiền thì chọn mã phù hợp.
Mã LCTT tham thảo ở phần cuối của mã chi phí Z, hoặc phần hướng dẫn họcnhanh.
6. Xem công nợ
Tổng hợp:
Vào sheet TH nợ, chọn tài khoản
Chi tiết Nợ:
Vào sheet chi tiết Nợ, chọn mã KH, ở ô màu xanh

7 Kiềm tra công việc:
- Số phát sinh TH : Thỉnh thoàng các bạn xem CDPS xem có sai lệch số phát sinh không. Nếu Có, bạn xem lại phần Phát sinh định khoản sai tài khoản.
- Chi tiết Nợ : nếu có sai lệch là do định khoản mà không chọn mã công nợ

8. Mã chi phí bị loại : khi nào có định khoản liên quan đến khoản chi phí bị loại : không có hóa đơn chứng từ, chi nộp phạt vi phạm hành chính, truy thu,....kế toán chọn mã.

9. Mã chi phí sản xuất theo yếu tố:
Chi phí sản xuất kinh doanh nằm rải rác ở nhiều TK : 621, 622, 627, 623, 142, 242, 642, 641,... trong khi trong Bảng Thuyết minh BCTC lại yêu cầu cộng, vì vậy khi có hạch toán chi phí liên quan yếu tố nào thì chọn mã yếu tố để chương trình cộng số liệu vào Bảng TM BCTC

10. File kèm theo trên khi sử dụng hình thức NHẬT KÝ SỔ CÁI :
- Không chọn in sheet SỔ CÁI và sheet NKC, người dùng có thể xóa bỏ hoặc để tham khảo
- Ẩn các cột không cần thiết, trong file, dòng cuối ờ sheet phat sinh có đánh dấu "x" là các cột để lại và in NKSC

Lưu ý : Trong phần Sổ cái trong mẫu sổ NKSC nhiều cột của nhiều TK. Trong file ở sheet phát sinh) chỉ để lại 8 cột cho 4 tài khoản: vì đã số chúng ta dùng, in từ giấy A4, vì vậy khi cần xem TK nào, chúng ta chỉ việc gõ số TK vào ở 1 trong 4 tài khoản để xem số liệu của TK đó. Khi in, chúng ta lần lượt nhập 4 tài khoản cấn in, in xong nhập 4 tài khoản khác, như vậy cho đến khi in hết các TK có số liệu trong Bàng CDPS. (Phần này mình gửi lên diễn đàn rất lâu, nhiều bạn tải về, biết xử lý dùng, một số bạn cũng chưa hiều, tưởng đâu chương trình bị thiếu, cũng hơi oan)

Một số hạn chế :
- Chưa tách được nợ dài hạn và ngắn hạn trong số nợ 1 tài khoản
- Chi phí quảng cáo, khuyến mãi, tiếp tân,...; lãi vay vượt mức qui định chưa tự động tính được mà phải cần sự can thiệp chủ quan của người dùng.

Các bạn tải về nhưng số liệu chưa link vào các sổ là do ngày tháng các bạn nhập ở cột C, sheet phát sinh không đúng với thời gian bắt đầu và kết thúc ờ sheet TTDN.
 
Các khóa học Kế toán tại Kimi Training:
Tên Khóa học Kế toán
Thời gian học
Học phí (Đồng)
6 buổi
590.000
25 buổi
1.450.000
6 buổi
600.000
12 buổi
550.000
30 buổi
590.000
6. Kế toán – Tài chính cho “Nhà Quản trị” (3 buổi).
3 buổi
1.000.000
7. học Kế toán Thuế Tổng hợp
6 buổi
590.000



3 tháng
2.500.000

Miễn phí
12 buổi
1.900.000


Sơ đồ hạch toán hàng hóa theo phương pháp kê khai định kỳ

Sơ đồ hạch toán hàng hóa theo phương pháp kê khai định kỳ đối với DN kinh doanh hàng hóa (tk 611)
Tên Khóa học Kế toán Thời gian học Học phí (Đồng)
1. Khóa học Nguyên lý Kế toán 6 buổi 590.000
2. Khóa học Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp 25 buổi 1.450.000
3. Khóa học Kế toán Tổng hợp trên Excel 6 buổi 600.000
4. Khóa học Thực hành Phần mềm Kế toán máy Fast 12 buổi 550.000
5. Khóa học Tin học Văn phòng 30 buổi 590.000
6. Kế toán – Tài chính cho “Nhà Quản trị” (3 buổi). 3 buổi 1.000.000
7. Khóa học Kế toán Thuế Tổng hợp 6 buổi 590.000



8. Đào tạo Nghề Kế toán – Khóa học xong đi làm ngay trọn gói 3 tháng 2.500.000
9. Hướng dẫn Thực tập Kế toán – Tài chính
Miễn phí
10. Kế toán Xây dựng 12 buổi 1.900.000




Sơ đồ hạch toán vật tư, CCDC theo phương pháp kê khai định kỳ đối với DNSX (tk 611)




Sơ đồ hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên (tk 152)




Sơ đồ hạch toán NVL, CCDC, HH theo phương pháp kê khai định kỳ (tk 152, 153, 156)




Sơ đồ hạch toán CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên (tk 153)











Sơ đồ hạch toán kế toán tài sản cố định - QĐ48 - BTC

  1. QĐ48: Sơ đồ hạch toán kế toán tài sản cố định


    Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ (tk 2413)




    Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSCĐ (tk 211)





    Sơ đồ hạch toán TSCĐ thừa chờ giải quyết (tk 3381)




    Sơ đồ hạch toán hao mòn TSCĐ (tk 214)




    Sơ đồ hạch toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS ĐT




    Sơ đồ hạch toán cho thuê hoạt động BĐS ĐT




    Sơ đồ kế toán tổng hợp tăng giảm BĐS ĐT (tk 217)




    Sơ đồ hạch toán TSCĐ cho thuê tài chính - trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá có cả thuế GTGT




    Sơ đồ hạch toán TSCĐ cho thuê tài chính - trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá chưa có thuế GTGT





    Tên Khóa học Kế toán Thời gian học Học phí (Đồng)
    1. Khóa học Nguyên lý Kế toán 6 buổi 590.000
    2. Khóa học Thực hành Ghi sổ Kế toán Tổng hợp 25 buổi 1.450.000
    3. Khóa học Kế toán Tổng hợp trên Excel 6 buổi 600.000
    4. Khóa học Thực hành Phần mềm Kế toán máy Fast 12 buổi 550.000
    5. Khóa học Tin học Văn phòng 30 buổi 590.000
    6. Kế toán – Tài chính cho “Nhà Quản trị” (3 buổi). 3 buổi 1.000.000
    7. Khóa học Kế toán Thuế Tổng hợp 6 buổi 590.000



    8. Đào tạo Nghề Kế toán – Khóa học xong đi làm ngay trọn gói 3 tháng 2.500.000
    9. Hướng dẫn Thực tập Kế toán – Tài chính
    Miễn phí
    10. Kế toán Xây dựng 12 buổi 1.900.000